Rạng sáng hôm nay theo giờ Việt Nam, CEO Mark Zuckerbeg đã có buổi điều trần kéo dài suốt 5 giờ trước Quốc hội Mỹ để làm chứng về vụ việc thu thập dữ liệu người dùng Facebook cũng như "đồng lõa" với Nga để tham gia vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016.
Thế nhưng, thay vì trả lời thắng thắn các vấn đề, CEO của Facebook lại tiếp tục chạy một kịch bản xin lỗi như trước, cũng như đưa ra một loạt phương pháp để "nắn chỉnh" lại mạng xã hội lớn nhất thế giới này. Đó chính là thành công lớn của Facebook khi được "thoát tội".
Trong suốt quá trình làm chứng trước tòa án và Ủy ban thương mại Thượng đỉnh ngày hôm nay, hơn một nửa thời gian Mark chỉ đơn giản diễn giải lại các bài viết đã đăng trên trang cá nhân hoặc phát biểu trước đó. Phần còn lại, đơn thuần chỉ giải thích chức năng và cách thức hoạt động của Facebook như thế nào. Hoàn toàn không có một câu trả lời Có/Không!
Mỗi thượng nghị sĩ chỉ có thời gian trong vòng 5 phút để hỏi trực tiếp CEO, với một hàng dài đang chờ đợi đến lượt mình. Đây được coi là thời gian quá ít để có thể tập trung tìm ra câu trả lời có đúng sự thật hay không.
Liệu Facebook có che giấu vụ bê bối với Cambridge Analytica để bảo vệ nền tảng phát triển của mình hay không?
Có phải Zuckerbergđã đánh mất niềm tin ở các cổ đông, vì thế nên các giám đốc điều hành khác đã xóa thư của ông khỏi tin nhắn đến người nhận hay không?
Tại sao Facebook không thể bảo vệ được nguồn dữ liệu khiến nó trở thành mục tiêu không thể ngăn chặn được sự tăng trưởng của các đối thủ cạnh tranh khác?
Tại sao Instagram không cho phép người dùng xuất dữ liệu theo cách mà họ muốn giống như trên Facebook?
Tất cả câu hỏi trên đều đang bị CEO Mark bỏ ngỏ và bằng một cách nào đó đã "mua chuộc" được các nhà chức trách. Chính vì thế ngay trong thời gian buổi điều trần diễn ra, cổ phiếu của Facebook đã tăng lên 4,5%.
" alt=""/>Lời khai nhàm chán của CEO Mark Zuckerbeg đã mang về chiến thắng lớn cho Facebook trước Quốc hộiTrong trận Chung kết Tổng kéo dài năm game đấu, OG đã có được danh hiệu Valve Major lần thứ tư sau khi đánh bại Virtus.provới tỉ số 3-2. Con đường tới với trận Chung kết Tổng của những chàng trai Châu Âu chẳng có gì ngoài sự dễ dàng, khi họ lần lượt vượt qua Team Random, Team Faceless và cuối cùng là loại bỏ Evil Geniusesở vòng play-off tại Main Event.
Một lần nữa tại trận Chung kết Tổng, cả hai team đã cống hiến một trận đấu bùng nổ, khiến đây trở thành một trong những loạt Bo5 hấp dẫn nhất lịch sử Dota 2chuyên nghiệp.
Xuyên suốt năm ván đấu, VP đã chứng tỏ họ luôn chủ động với phong cách chơi tấn công mạnh mẽ quen thuộc, luôn vươn lên dẫn trước từ sớm. Nhưng sự điềm tĩnh của OG là yếu tố quyết định dẫn tới chiến thắng chung cuộc, khi họ đã trình diễn một màn “lội ngược dòng” ấn tượng và định đoạt mọi thứ ở Game 5.
Ở game đấu quyết định, OG đã không thể có câu trả lời xác đáng với lối chơi tổng lực của VP sau hàng loạt những pha thiết lập tốt tới từ Enchantress trong tay support player Ilya "lil" Ilyuk và Doublekill dành cho Alchemist của Roman "RAMZES666" Kushnarev tại Dire safelane. Cùng lúc đó, Outworld Devourer của Vladimir "No[o]ne" Minenko đã hoàn toàn áp đảo được midlane Anathan "ana" Pham sử dụng Troll Warlord để giúp cho VP có nhiều tiền đề trước khi bước vào giai đoạn midgame.
Những mạng hạ gục liên tục dành cho VP, và buộc OG phải đáp trả bằng cách chia người ra khắp map để phá hủy các trụ bảo vệ của đối thủ. VP dường như đã sẵn sàng để nâng cúp, thì một pha combat tổng không tưởng đã xảy ra, OG bất ngờ lật ngược thế trận xoay về hướng có lợi cho team Châu Âu.
Phá hủy được các melee barrack của VP sau pha combat tổng thắng lợi, OG hoàn toàn kiểm soát tất cả, trong khi đối thủ tiếp tục thất thế ở một tình huống teamfight khác. OG bỗng nhiên vượt lên phía trước. Từ thua thiệt 10.000 vàng, team Châu Âu giờ đã áp đảo trên khắp map, và san bằng căn cứ của VP.
Trong các pha giao tranh, Troll Warlord của ana gần như không thể ngăn cản. Chính anh cũng là tác nhân chính khiến cho một Alchemist “quái vật” trong tay RAMZES666 phải hoàn toàn bất lực nhìn VP thua trận.
Sau một loạt các pha teamfight mà kịch bản không có gì thay đổi, trận đấu khép lại. OG đã làm dày thêm bề dày thành tích của họ khi bổ sung thêm một danh hiệu Valve Major nữa cùng số tiền thưởng một triệu USD.
Ba Chấm (Theo Dot Esports)
" alt=""/>[Dota 2] OG vô địch Kiev MajorTheo TechCrunch, giá trị của Facebook đã giảm khoảng 60 tỷ USD từ sau khi vụ scandal Cambridge Analytica bị phanh phui hồi đầu tháng này, và chiến dịch #DeleteFacebook vẫn đang diễn ra mà chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.
Đó là một cú giảm sốc, tương đương với khoảng 12% giá trị thị trường của Facebook, và chỉ có mỗi Facebook phải hứng chịu đòn đau này. Trái ngược với cổ phiếu Facebook, tình hình của các công ty công nghệ và truyền thông trực tuyến lớn khác dễ chịu hơn nhiều.
Vậy thì tiền đã đi đâu? Còn tuỳ vào cách bạn nhìn nhận vấn đề. Với một cổ đông Facebook, giá trị đó đơn giản là đã mất đi. Cho đến khi những lời xin lỗi của lãnh đạo Facebook được chấp nhận, và người dùng vượt qua được nỗi lo lộ lọt dữ liệu để tiếp tục lướt News Feed, thì sự thất thoát này là điều buộc phải chấp nhận.
Nếu nhìn theo một cách khác thì giá trị đó không thực sự biến mất. Các nhà đầu tư có lẽ vẫn tin vào giá trị của thị trường truyền thông xã hội giống như trước khi scandal xảy ra, chỉ là ngay lúc này, miếng bánh đã không còn là của riêng Facebook nữa.
Vậy thì, việc ai có thể hưởng lợi từ cú trượt chân của Facebook thực sự là một câu hỏi thú vị. Tất nhiên, có những công ty đại chúng, như Snap hay Twitter sẽ hưởng lợi lượt truy cập nếu chiến dịch #DeleteFacebook tiếp tục bùng nổ nhưng không lan sang các thương hiệu lớn khác. Nhưng số chủ thể được hưởng lợi từ vấn đề của Facebook lại tập trung nhiều nhất tại thị trường nội bộ.
Trang công nghệ TechCrunch đã tiến hành một cuộc nghiên cứu sàng lọc và đưa ra được một danh sách các công ty trên lĩnh vực truyền thông xã hội và các lĩnh vực liên quan. Danh sách này bao gồm nhiều startup đã từng thực hiện thành công nhiều đợt gây quỹ lớn trong vài năm trở lại đây, và có thể sẽ chứng kiến những sự tăng trưởng đáng kể nếu người dùng ngừng sử dụng Facebook hay mua cổ phiếu của gã khổng lồ mạng xã hội này.
Tất nhiên, mọi người dùng Facebook vì nhiều mục đích khác nhau, như đăng hình, xem tin, nói chuyện với bạn bè... Do đó, dưới đây, chúng ta sẽ nói đôi chút về các đối thủ có khả năng hưởng lợi từ sự cố Facebook theo từng chuyên mục cụ thể:
Trình tin nhắn của Facebook - Messenger - được sử dụng rất phổ biến, nhưng nó vẫn chưa phải là kẻ thắng cuộc. Các trình tin nhắn khác như Snapchat, LINE, WeChat, và cả nhắn tin SMS truyền thống đều đang sống tốt và phổ biến không kém.
Do đó, nếu Messenger và WhatsApp (thuộc sở hữu của Facebook) gặp khó khăn, thì đó lại là điều kiện tốt cho các đối thủ. Và nếu ngày càng nhiều người muốn nhắn tin ít hơn trên Facebook thì cũng có khá nhiều công ty nội bộ sẵn sàng "chào mời", bao gồm: Telegram, Wickr, Signal, Silent Circle, Hike và Slack. Đây đều là những startup tiềm năng, từng gây quỹ thành công tổng cộng hơn 2 tỷ USD, trong đó có 850 triệu USD từ đợt ICO của Telegram.
Các startup tin nhắn nội bộ này ngày càng tập trung nhiều hơn vào quyền riêng tư và bảo mật, bao gồm Wickr - trình nhắn tin mã hoá với số vốn kêu gọi được hơn 70 triệu USD, và Silent Circle được hơn 130 triệu USD.
Những người đã "đoạn tuyệt" với Facebook có lẽ sẽ vẫn giữ thói quen dành hàng giờ mỗi ngày để lướt qua các bài đăng trên điện thoại. Do đó, họ sẽ tìm một thứ gì đó khác với nội dung phong phú, dễ sử dụng và có thể gây nghiện.
Có khá nhiều công ty phù hợp với yêu cầu này. Nhiều trong số đó xuất hiện đã lâu, như Pinterest dành cho những người thích sưu tập hình ảnh, Reddit như một diễn đàn khổng lồ, và Quora dùng để hỏi đáp. Ngoài ra còn có BuzzFeed và Mashable.
Những nền tảng này có thể không thay thế được những bài đăng cập nhật liên tục để giúp bạn luôn nắm được mọi thứ liên quan gia đình và bạn bè, nhưng chúng có thể thay thế được News Feed, chia sẻ "meme", và các bài đăng không thuộc về cá nhân.
Lượng truy cập Facebook giảm xuống, đồng nghĩa với lượng truy cập các nền tảng chuyên cung cấp nội dung và thảo luận về thể thao, người nổi tiếng, các vấn đề xã hội và nhiều chủ đề khác sẽ tăng lên. Trong danh mục này, chúng ta có Odyssey, Vivino, Medium, Sportlobster, AXIOS Media và The Players' Tribune. Nổi tiếng nhất là The Players' Tribune - website cung cấp tài khoản chính chủ cho các vận động viên hàng đầu thế giới, và Medium với hàng trăm ngàn bài viết thuộc nhiều chủ đề đa dạng, hướng đến một lượng lớn độc giả.
Các trang web nội dung độc còn mang đến một diễn đàn được tuỳ biến hơn dành cho những người nổi tiếng, các học giả, và các chuyên gia về nhiều lĩnh vực, giúp họ tương tác trực tiếp với người hâm mộ hay người theo dõi.
Những người có cùng sở thích chung không cần phải chia sẻ chúng trên Facebook. Có nhiều nơi khác có thể cung cấp cho họ nhiều nội dung được chọn lọc hơn, cũng như tạo điều kiện giúp họ gặp nhau ngoài xã hội.
Trong những năm gần đây, chúng ta đã chứng kiến sự gia tăng đáng kể các ứng dụng cộng đồng và ứng dụng xã hội tập trung vào hoạt động. Nổi bật nhất trong số này có lẽ là Nextdoor - giúp kết nối hàng xóm với nhau để thực hiện mọi thứ, từ bán hàng đã qua sử dụng đến báo cáo tình hình tội phạm trong cụm dân cư. Bên cạnh đó, còn có nhiều công ty mới nổi tập trung vào việc tạp nên những mạng xã hội dành cho các nhóm người cùng sở thích, như Mighty Networks và Amino Apps.
Chúng ta còn có thể kể đến WeWork - vốn vừa mua lại Meetup, và The Guild, hai công ty đang xây dựng các mạng xã hội ngay bên trong thế giới thực. Mạng xã hội của họ khuyến khích mọi người ra khỏi nhà và kết nối ngoài đời thực với mọi người khác.
Có thể thấy, vụ lùm xùm mới nhất của Facebook vẫn còn quá sớm để có thể dẫn đến những tác động rõ rệt đối với hoạt động kêu gọi đầu tư của các startup. Nhưng sẽ rất thú vị khi theo dõi tình hình trong những tháng tới để biết được liệu các đối thủ tiềm năng đã nêu ở trên có thể kêu gọi được thêm tiền và thu hút thêm người dùng hay không.
Nếu có cầu, chắc chắn sẽ có cung, đặc biệt là nguồn cung từ các nhà đầu tư. Cánh cửa IPO đang rộng mở, và các nhà đầu tư mạo hiểm sẽ vung một lượng lớn tiền mặt. Hãy nhớ rằng các nền tảng truyền thông xã hội như Facebook, LinkedIn và Snap hiện có số lượng nhà đầu tư mạo hiểm tháo chạy lớn nhất trong lĩnh vực này.
Hơn nữa, những người từng tranh cãi rằng đã quá muộn cho những kẻ mới đến nên xem lại lịch sử. Minh chứng rõ ràng nhất là khi mọi người bàn luận về những nền tảng có thể cạnh tranh được với MySpace vào năm 2005, và chẳng bao lâu sau Facebook xuất hiện, nền tảng này đã trở thành một ông lớn và khiến MySpace sụp đổ.
" alt=""/>Facebook 'trượt chân', ai là người hưởng lợi?